• Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Lễ bổ nhiệm
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo @ XX
  • Ảnh 1
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Tin ngành Công nghệ thông tin

Công nghiệp nội dung số nguy cơ bị “chết nghẹt”

12/09/2016
 Các chuyên gia cho rằng công nghiệp nội dung số được coi là phù hợp với điểm mạnh của người lao động Việt Nam nhưng nếu không quy định rõ ràng sẽ dẫn đến việc cả một ngành kinh tế có thể bị triệt tiêu

Việt Nam được coi là mảnh đất màu mỡ cho công nghiệp nội dung số

Mặc dù là lĩnh vực mới mẻ, nhưng ngành công nghiệp nội dung số thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã bùng nổ mạnh mẽ trong thập kỉ vừa qua. Trên thế giới, nếu như năm 2002, tổng doanh thu của ngành này trên toàn cầu là 172 tỷ USD,  thì đến năm 2006 là 430 tỷ USD và năm 2014 là xấp xỉ 1,7 nghìn tỉ USD. Một số quốc gia có ngành công nghiệp nội dung phát triển hàng đầu là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Sách trắng CNTT-TT của Bộ TTTT, doanh thu ngành công nghiệp nội dung số tăng từ 480 triệu USD đến 1.400 triệu USD trong giai đoạn 2008-2014, với mức tăng trưởng xấp xỉ 20%/năm. Hiện nay, có khoảng 4.500 doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm và dịch vụ nội dung số ở thị trường nội địa. Ngành này đã cung cấp cho xã hội 70.000 việc làm với năng suất lao động 20.000 usd/người/năm  và mức lương trung bình 5.200 USD/người/năm cao nhất trong 3 lĩnh vực của công nghiệp CNTT.
Thời kì đầu những năm 2003-2008, thị trường bị thống lĩnh chủ yếu bởi các sản phẩm nội dung số trên mạng di động như: tải nhạc chuông, game, hình động, hình nền và nội dung qua SMS, MMS. Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng internet các sản phẩm nội dung ở Việt Nam cũng phong phú và đa dạng hơn, gồm: Game PC, Game Mobile, nhạc trực tuyến, nội dung số giáo dục, sách trực tuyến.... Trong đó, các sản phẩm nhạc trực tuyến, nội dung số giáo dục, sách... là những sản phẩm thuần Việt hiện đang thống trị thị trường. Trong lĩnh vực game, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu thực hiện phân phối game của nước ngoài hoặc mua thiết kế, kịch bản về tối ưu lại game để bán. Gần đây do sự bùng nổ của của nền tảng hệ điều Android và IOS đã xuất hiện nhiều ứng dụng di động được thiết kế và làm nội dung bởi các nhà phát triển là các cá nhân hoặc nhóm nhỏ có chung niềm đam mê lập trình.
Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam được coi là mảnh đất màu mỡ cho công nghiệp nội dung số bởi hai lý do sau. Thứ nhất, quy mô dân số hơn 90 triệu người, trong đó đa phần là dân số trẻ, đây là đối tượng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm nội dung trên mạng. Thứ  hai là sự bùng nổ của thị trường viễn thông và Internet tại Việt Nam trong 10 năm qua tạo ra một thị trường tiềm năng rất lớn cho công nghiệp nội dung. Tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam có khoảng 38 triệu thuê bao 3G và 8,5 triệu thuê bao băng rộng và xấp xỉ 10 triệu thuê bao truyền hình trả tiền.
Với sự phù hợp với đặc thù doanh nghiệp Việt, sự phát triển nhanh chóng của ngành và tiềm năng thị trường nội địa lớn, 10 năm qua Công nghiệp nội dung số luôn được Chính phủ coi là lĩnh vực ưu tiên phát triển. Điều này đã được cụ thể hóa tại nhiều chính sách phát triển ngành như: Quyết định 56/2007/QĐ-TTg ngày 03/5/2007 về Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số, Quyết định 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 về Chương trình mục tiêu phát triển công nghiệp CNTT. Và gần đây nhất, Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ đã quy định nội dung số thuộc danh mục ngành nghề  được đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Nhiều vấn đề đặt ra cho công nghiệp nội dung số

Cho dù Việt Nam được coi là mảnh đất màu mỡ cho công nghiệp nội dung số, nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Các chuyên gia cho rằng, các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp nội dung số bao trùm lên nhiều lĩnh vực công nghiệp khác một cách trực tiếp và gián tiếp. Các lĩnh vực này bao gồm các lĩnh vực sáng tạo cao như phát triển trò chơi đa phương tiện, phim và truyền hình số, âm nhạc, đồ họa ...đến các lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo thấp hơn như số hóa, lưu trữ, gia công nội dung..... Công nghiệp nội dung số còn kéo theo một loạt các lĩnh vực liên quan khác cũng với quy mô thị trường rất lớn như: các dịch vụ phân phối, chia sẻ nội dung, các phần mềm xử lý nội dung.... Phạm vi rộng lớn của nội dung số cũng gây nên các ảnh hưởng bất lợi cho ngành công nghiệp này. Một sản phẩm nội dung số chịu sự quản lý của nhiều cơ quan quản lý. Một ví dụ thực tiễn có thể nhận thấy là các website bán nội dung vừa phải chịu sự quản lý của Cơ quan quản lý nội dung, Cơ quan thực thi bản quyền và chịu sự quản lý của cơ quan thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, khó khăn trong việc thực thi các chính sách ưu đãi của Chính phủ, đặc biệt là chính sách thuế. Điều này có thể thấy rõ nhất trong quá trình thực thi các chính sách ưu đãi cho phần mềm và nội dung số. Hiện nay các chính sách ưu đãi phần mềm được triển khai khá thuận tiện do Bộ TT&TT có thể quy định được quy trình sản xuất phần mềm chuẩn từ đó xác định được doanh nghiệp sản xuất phần mềm để triển khai ưu đãi. Tuy nhiên, hiện nay Bộ TT&TT chưa triển khai được quy định tương tự cho nội dung số vì các sản phẩm nội dung số rất đa dạng và có quy trình sản xuất rất khác biệt. Phần mềm máy tính trò chơi và một bản nhạc số cùng là sản phẩm nội dung số mặc dù kỹ thuật tạo lập khác nhau hoàn toàn. Các nước trên thế giới không có quy trình chung cho sản xuất sản phẩm nội dung số.
Các chuyên gia cho rằng, công nghiệp nội dung số là ngành công nghiệp của sự sáng tạo và do đó nó gắn chặt với vấn đề sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vấn đề thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn nhiều bất cập, đây cũng chính là điểm yếu nhất của Việt Nam hiện nay khiến cho tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ còn khá nặng nề. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển lành mạnh của ngành. Điều này có thể thấy thông qua sự phát triển rất mạnh của các website chia sẻ phim, sách, nhạc không có bản quyền...Trong lĩnh vực game cũng gặp vấn đề tương tự, có thể gặp hàng trăm tựa game Việt có nội dung na ná nhau hoặc na ná tựa game nước ngòai trên các chợ ứng dụng di động. Chính điều này khiến các thị trường bị xé vụn, các doanh nghiệp đầu tư bài bản gặp khó khăn mà minh chứng là sự đóng cửa gần đây của dịch vụ nhacso.net thuộc sở hữu của tập đoàn FPT.
Một vấn đề tương tự bản quyền nhưng quan trọng không kém đó là vấn đề "đạo" ý tưởng thiết kế. Đặc thù của các sản phẩm nội dung số là khả năng copy chia sẻ dễ dàng và do đó rất dễ dàng lấy từ Internet về để chính sửa thành của riêng mình.
Sự dễ dãi của cộng đồng, cùng với thói quen làm việc "copy-paste" của một số doanh nghiệp đã khiến cho vấn đề "đạo" thiết kế xảy ra khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam, từ âm nhạc cho đến đồ họa. Một doanh nghiệp nội dung số hàng đầu Việt Nam như VNG bị đối tác Nhật Bản trả lại 50% thiết kế do copy thiết kế, hoặc như sự việc gần đây về một họa sĩ của Việt Nam bị thế giới tố "đạo" thiết kế của nước ngoài là những minh chứng cho thấy sự tùy tiện trong văn hóa thiết kế nội dung số của một số doanh nghiệp Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới phẳng, điều này gây nên ảnh hưởng xấu tới hình ảnh của ngành công nghiệp nội dung số Việt Nam. Trong khi đó pháp luật Việt Nam chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm đối với những hành vi nói trên.
Nguồn: ictnews