• Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo @ XX
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đào Văn Thành
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Ảnh 1
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ bổ nhiệm
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Hoạt động chung

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KẾT HỢP VỚI THƯ VIỆN QUỐC GIA VIỆT NAM TỔ CHỨC CUỘC HỌP QUỐC TẾ NHÓM BÁO CÁO VIÊN CHỮ BIỂU Ý LẦN THỨ 51 TẠI VIỆT NAM.

29/10/2018
 IRG (Ideograph Rapporteur Group) – Nhóm báo cáo viên chữ biểu ý được thành lập năm 1994 với nhiệm vụ chính là đề xuất các chữ biểu ý của các nước Đông Á (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Unicode…). Mỗi năm nhóm họp 2 lần luân phiên tại các nước thành viên. Năm 2018, nhóm IRG tổ chức họp tại Việt Nam. Viện Công nghệ thông tin – Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đánh giá cao việc đưa di sản chữ Nôm của Việt Nam vào kho chữ quốc tế Unicode. Vì vậy, Viện Công nghệ thông tin đã kết hợp với Thư Viện Quốc Gia Việt Nam tổ chức cuộc họp IRG lần thứ 51 để đề nghị đưa thêm chữ Nôm vào ISO 10646 và Unicode.
 Cuộc họp IRG#51 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 22/10/2018 đến ngày 25/10/2018, địa điểm tại phòng họp G, Thư viện Quốc gia Việt Nam. Mở đầu cuộc họp, PGS.TS, Nguyễn Đức Dũng – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin đã đọc diễn văn khai mạc 

 
  
Thành phần tham dự cuộc họp là các chuyên gia về chữ biểu ý và các chuyên gia công nghệ thông tin đến từ các nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Macao, HongKong, Mĩ và các chuyên gia độc lập.

Ảnh: Các thành viên nhóm IRG đến từ nhiều quốc gia

Các cuộc họp của nhóm IRG nhằm mục đích xem xét lại từng chữ do các nước đề nghị xem có trùng với các chữ đã có trước đây không để đề nghị cấp mã mới. Về phía Việt Nam, năm 2018, chúng ta đang có nhiều chữ Nôm cần đề nghị đưa vào Unicode, chính vì vậy, cuộc họp IRG#51 là điệu kiện thuận lợi để IRG xem xét và chấp nhận các để nghị mới của Việt Nam về việc đưa thêm 4000 chữ Hán Nôm vào kho chữ mới của IRG.
Trong khuôn khổ 4 ngày diễn ra cuộc họp, các đại biểu tham dự đến từ các nước đã làm việc rất chuyên nghiệp và tích cực. Cuộc họp đã đưa ra các nội dung chính như:
-         Kiểm điểm các hoạt động từ kì họp trước
-         Báo cáo hoạt động của từng nước thành viên
-         Thảo luận và lập kế hoạch làm việc
-         Thảo luận về tập kí tự đang làm việc của IRG Working set
-         Chỉnh sửa tài liệu qui trình và nguyên tắc hoạt động của IRG
-         Xem xét hệ thống biên tập và phản hồi
-         Đưa ra kế hoạch làm việc trong các cuộc họp tương lai.
-         Đặc biệt, IRG đã đưa vào sử dụng phần mềm biên tập và phản hồi ý kiến trực tuyến. Đây là bước chuyển biến quan trọng trong việc số hoá công tác rà soát, nhận xét, phản hồi hệ chữ Hán Nôm và giúp các thành viên trong nhóm dễ dàng thảo luận cùng nhau.
 
 
  Ảnh: Các thành viên thảo luận trong cuộc họp
Trong cuộc họp, đại diện các nước phải đưa ra các dẫn chứng để thuyết phục ban biên tập đưa chữ của quốc gia mình vào kho chữ Unicode. Đại diện Việt Nam đã phải trả lời các chất vấn về những chữ nghi vấn do các chuyên gia đã nêu ra trong các kỳ họp trước.
Cuộc họp được các chuyên gia đánh giá cao về mặt tổ chức của Viện Công nghệ thông tin, Thư Viện Quốc Gia Việt Nam và các điều kiện thuận lợi mà phía Việt Nam đã tạo ra cho cuộc họp. Đề nghị đưa 996 chữ của Việt Nam vào kho chữ Ext-G bước đầu được chấp nhận 995 chữ. Đây là thành quả chính về việc quan tâm đến việc bảo tồn di sản Hán Nôm của Việt Nam
 Sự thành công của cuộc họp giúp cho Việt Nam đưa được vốn chữ viết văn hoá cổ của mình vào kho chữ quốc tế và sẽ được giới công nghệ hỗ trợ để kho chữ Hán Nôm Việt Nam có mặt trong các hệ thống máy tính và hệ thống thông tin. Viện Công nghệ thông tin với vai trò là đơn vị đồng tổ chức cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự thành công này.
Một số hình ảnh của cuộc họp: