• Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • NCS. Đặng Thanh Chương
  • Viện Công nghệ thông tin hợp tác với đối tác ngoài nước
  • Hội chợ Techmart 2016
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Buổi gặp mặt đầu xuân Đinh Dậu 2017
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Về nguồn Khu di tích lịch sử Công an nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • NCS. Đào Văn Thành
  • NCS. Trương Hải Hà
  • Ảnh 1
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo “Giải pháp hạ tầng công nghệ thông tin cho mô hình kinh doanh mới”
  • NCS. Vũ Đức Quảng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội thảo Quốc Gia lần thứ XVIII về CNTT
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện CNTT làm việc với Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn
  • NCS. Nguyễn Quỳnh Diệp
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội thảo @ XX
  • Gặp mặt đầu xuân 2019
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ bổ nhiệm
  • Hội thảo Quốc gia về Công nghệ thông tin lần thứ XVIII
  • Viện Công nghệ thông tin ký kết hợp đồng
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Lễ ký kết hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học giữa Viện Công nghệ thông tin và Học viện An ninh nhân dân
  • Hội Thảo kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Viện Công nghệ Thông tin
  • Viện Công nghệ thông tin

Sản phẩm

Hoạt động chung

Viện Công nghệ thông tin tham dự Hội nghị Lọc – Hóa dầu thế giới năm 2018 tại Việt Nam.

03/07/2018
    Hội nghị Lọc – Hóa dầu thế giới (Refining and Petrochemical World – RPW) là một sự kiện uy tín và chất lượng thuộc lĩnh vực công nghiệp dầu khí trên thế giới. Với mục đích tạo lập một diễn đàn hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp này để các nhà lãnh đạo công ty, tập đoàn trong lĩnh vực lọc hóa dầu chia sẻ kinh nghiệm, tối ưu hóa phân bổ nguồn lực trong lĩnh vực công nghiệp hạ nguồn (downstream) tại các thị trường mới nổi. Tiếp theo các hội nghị qui mô thế giới liên quan tới công nghiệp hạ nguồn tại Indonesia và Thái Lan, Việt Nam là điểm đến của Hội nghị Lọc – Hóa dầu thế giới trong năm 2018. Đây là cơ hội tăng cường chia sẻ và khả năng kết nối trong lĩnh vực công nghiệp hạ nguồn tại Đông Nam Á.
      Ngày 26-27/6/2018, Hội nghị Lọc – Hóa dầu thế giới năm 2018 (Refining & Petrochemicals World Vietnam 2018) đã được tổ chức tại Khách sạn Sheraton, Hà Nội. Về dự hội nghị có hơn 200 đại biểu và 30 diễn giả trình bày báo cáo tham luận, đến từ các cơ quan chính phủ, lãnh đạo các tập đoàn dầu khí, công nghiệp trong và ngoài nước, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí hạ nguồn. Chủ đề chính của Hội thảo là Đổi mới sáng tạo cho sự phát triển bền vững và chất lượng vận hành của mảng hạ nguồn (downstream) trong lĩnh vực công nghiệp dầu khí (oil & gas industry). Đặc biệt trong thời gian gần đây, những thách thức và cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đối với lĩnh vực dầu khí là một chủ đề mới, thu hút sự quan tâm của đông đảo đại biểu dự Hội nghị.
     Phát biểu tại Hội nghị, GS.TSKH. Hồ Sĩ Thoảng, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chủ tọa Hội nghị đánh giá cao tiềm năng của hội nghị trong việc cung cấp một diễn đàn cởi mở, chất lượng cao để chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường kết nối giữa các tổ chức, cơ quan hữu quan trong mảng hạ nguồn của ngành công nghiệp dầu khí. Các diễn giả uy tín từ các tập đoàn công nghệ, các công ty lọc hóa dầu trong nước và quốc tế, các tổ chức của chính phủ đem lại các bài tham luận chất lượng cao, chia sẻ những kinh nghiệm và thực tiễn hữu ích. Ngoài ra, Hội nghị còn là cơ hội để các tập đoàn giới thiệu năng lực và các sản phẩm công nghệ đến công chúng và các đối tác tiềm năng.
     TS. Nguyễn Trường Thắng, Viện trưởng Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam tham dự Hội nghị và có bài phát biểu với chủ đề CMCN 4.0 trong trong mảng hạ nguồn của công nghiệp dầu khí tại Việt Nam. Nội dung bài phát biểu tập trung làm rõ nội hàm của CMCN 4.0, bối cảnh trên thế giới và tại Việt Nam cũng như tác động và cơ hội tiềm năng cho công nghiệp hạ nguồn. Đặc biệt là áp lực về đổi mới sáng tạo, những công nghệ nền tảng của CMCN 4.0 đã tạo ra những đột phá thị trường và làm thay đổi hoàn toàn vị thế, năng lực cạnh tranh của các tập đoàn trên thế giới nói chung, công nghiệp dầu khí nói riêng. Khoảng 15-20 năm trước đây, 10 công ty có vốn hóa thị trường (market capitalization) lớn nhất thế giới có phân nửa là trong lĩnh vực dầu khí (đại diện điển hình của CMCN 3.0). Tuy nhiên, tại thời điểm tháng 6 năm 2018, chỉ còn duy nhất ExxonMobile là doanh nghiệp dầu khí đứng cuối cùng trong danh sách này. Thay vào đó là sự lên ngôi của các tập đoàn công nghệ, đặc biệt là CNTT và dịch vụ số như Apple, Amazon, Google, Micrsoft, Facebook của Mỹ và Alibaba, Tencent của Trung Quốc. Đây là những đại diện điển hình của CMCN 4.0, họ đang lấn át về qui mô và biên lợi nhuận so với các tập đoàn công nghiệp dầu khí hàng đầu thế giới như ExxonMobile, Chevron, Royal Dutch Shell. TS. Nguyễn Trường Thắng cho rằng cuộc chơi của các doanh nghiệp trong thời đại CMCN 4.0 đã thay đổi, và các doanh nghiệp dầu khí cần phải nhanh chóng thích nghi và ứng dụng công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0, đặc biệt là công nghệ Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), để phát triển và tối ưu hóa nguồn lực. Từ đó tỉ suất biên lợi nhuận sẽ tăng đối với dự án đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn như ngành dầu khí. Các nền tảng và ứng dụng công nghệ mới như Internet vạn vật, khai phá dữ liệu lớn, mạng xã hội, tính toán di động… sẽ tác động trực tiếp đến các lĩnh vực công nghiệp hạ nguồn như quá trình lọc dầu thô, sản xuất sản phẩm hóa dầu, tiếp thị và phân phối sản phẩm. Bài tham luận đặc biệt lưu ý về tính chất trọng yếu của các nhà máy lọc hóa dầu đối với an ninh quốc gia (chi phí đầu tư lớn khi xây dựng, rủi ro thảm họa môi trường và thương vong nếu các nhà máy này gặp trục trặc khi vận hành…) đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư mạnh cho vấn đề an ninh mạng (cybersecurity) khi giai đoạn tới các mạng công nghiệp và Internet được tích hợp chung thành công nghệ IoT có sẵn trong các thiết bị cảm biến lọc hóa dầu.
     Các diễn giả đến từ Công ty Muse & Stancil, Công ty tài chính quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng thế giới, công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP), công ty Petronas… cung cấp một cách nhìn đa chiều với các chủ đề toàn cảnh định hình thế giới như: Các yếu tố bất định trong thị trường dầu khí; Quản trị rủi ro ở các thị trường mới nổi; Vấn đề ăn mòn và hệ thống theo dõi & giám sát trong nhà máy lọc dầu; Một số giải pháp phân tích cao cấp dựa trên công nghệ dữ liệu lớn…
Một số hình ảnh tại Hội nghị: